Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam được nhân dân ghi nhận, được thế giới đánh giá cao

Duyên Hải

Trên trang Baotiengdan.com có bài viết của Trân Văn đăng ngày 22/11/2022 với tiêu đề “Nhân đạo, nhân ái, nhân tình?” với những lời lẽ xuyên tạc, những luận điệu cũ rích của bọn phản động nhằm bôi nhọ những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong bài viết này, Trần Văn xuyên tạc, nói xằng bậy và nhận định không đúng sự thật, không đúng với thực tế đang diễn ra ở Việt Nam về những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Trân Văn xuyên tạc rằng “chính lối hành xử đẫm chất… “nhân văn” ấy đã trở thành bà đỡ, khuyến khích sâu mọt ở tất cả các ngành thuộc đủ mọi cấp thản nhiên câu kết với nhau để trục lợi”. Đúng là nhận định của kẻ phản động mà không cần nhìn nhận thực tế như thế nào. Vấn đề tham nhũng không chỉ là vấn nạn ở Việt Nam mà còn là của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để nhận diện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực được nhân dân ghi nhận, được thế giới đánh giá cao. Bọn phản động thì không quan tâm đến kết quả tích cực hay không mà chỉ chăm chăm chọn những chủ đề, lĩnh vực nhạy cảm để bịa đặt, xuyên tạc. Chúng lợi dụng sự thiếu thông tin thực tế, không đầy đủ, của một số bộ phận người dân để tuyên truyền những nhận định sai sự thật, xuyên tạc nhằm làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Chúng ta cần phải hết sức cảnh giác đối với những bài viết phản động kiểu này.

Trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam năm 2018 đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Đến năm 2021 đạt 39/100 điểm, xếp hạng 87/180 (tăng 6 điểm và 30 bậc). Những kết quả nêu trên thể hiện quyết tâm chính trị cùng với những hành động quyết liệt, thực hiện những giải pháp hiệu quả của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập “với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng thêm một bước”Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng đến cuối năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 45 nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã có bước tiến mạnh mẽ với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Có thể khẳng định rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên. Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam như sau: 

– Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;

– Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó; 

– Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc; 

– Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; 

– Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.

Bên cạnh kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước ta cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế chưa làm được để có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Các gải pháp như: Một là, giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng.Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, kết hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.Năm là, phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội.Sáu là, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên./.