Lại một kẻ vong ân, bội nghĩa: Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với dân tộc ta.

Thành Nam.

(Nhân bài “Tượng Lênin (ở Nghệ An) dựng lên để làm gì?” – BBC).

Mấy hôm nay, vẫn như thường lệ những kẻ chống phá Việt Nam lại có bài mới- về chuyện Chính quyền Nghệ An dựng tượng V.I- Lênin.

Kẻ dấu tên viết: Một bức tượng đồng Lenin đang được dựng lên tại thành phố Vinh- Trung tâm hành chính của tỉnh Nghệ An. Theo kẻ đó “Việc này đang trở thành chủ đề tranh luận trên mạng xã hội”. Một tài khoản đã ngay lập tức vạch mặt chúng: Chính bọn chống phá chế độ dựng chuyện, chứ làm gì có “Tranh luận trên mạng xã hội”. Kẻ “vừa tung- vừa hứng” (nói trên) chẳng dấu được cư dân mạng. Có tài khoản cho rằng: Điều này nếu nhìn ở một mặt khác- thì kẻ đó cũng “đáng khen”…Vì:

-Thứ Nhất-Đây là một thông tin tích cực vẫn còn ít người biết;

-Thứ Hai-kẻ đó đã tự vạch mặt mình, đồng thời cung cấp thêm thông tin về uy tín của nhà lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười ở nước Nga (đến nay) ở Việt Nam không chỉ ở TW mà ở địa phương vẫn rất cao.

Theo chính kẻ đưa thông tin nói trên: “Bức tượng Vladimir lich Lenin (1870-1924) đang dựng ở tỉnh Nghệ An được tỉnh Ulyanovsk trao tặng từ năm 2019. Bức tượng này được làm bằng đồng nguyên khối, nặng 4,5 tấn, cao 3,6 m đã được dựng/khánh thành vào ngày 15-16/4 vừa qua.

Trước đó, năm 2003 ở Hà Nội đã có tượng V.I. Lênin. Như nhiều người biết:  Tượng Người được đặt tại vừa hoa Chi Lăng. Bức tượng được làm bằng đồng, cao 5,2 m, hướng mặt ra đường Điện Biên Phủ. Sau khi đặt tượng này, vười hoa Chi lăng được đổi tên là Công viên Lê-nin. Nơi đây, sáng sáng người dân vẫn thường đến vui chơi, tập thể dục,… Vào những ngày lễ (Liên quan đến nhà lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười, đến những ngày lịch sử Cách mạng Việt Nam…) đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước TW và Hà Nội thường đến đây đặt hoa tưởng nhớ đến Người và thể hiện lòng biết ơn đối với nhân dân Liên Xô, nay là nước Nga.

Với thông tin này, mọi người mới được biết: Ở nước Nga sau sự kiện chính trị 1991- mà nhiều người vẫn cho rằng đây là thời điểm mà uy tín của Lênin cùng với nhà nước Xô viết sụp đổ không còn nữa…Thế nhưng Lê-Nin- Người lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười- Lật đổ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới ở nước Nga vẫn được mọi người Tôn trọng và Kính yêu.

2- Về quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga ngày nay, trong chuyến thăm Việt Nam cách đây không lâu (Vào hồi 13 giờ ngày 12-11-2013), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến đặt vòng hoa ở Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh…Với Việt Nam ngày nay, quan hệ Việt-Nga không chỉ về kinh tế mà cả về Tư tưởng-Chính trị.

Là một dân tộc có truyền thống tôn trọng đạo nghĩa, không bao giờ quên công lao, sự giúp đỡ của bè bạn lúc khó khăn. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình-có hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô trong sự nghiệp chống xâm lược bảo vệ và xây dựng đất nước. Ở Việt Nam, không chỉ có tượng Lênin, mà còn có cả tượng Fidel Castro-Người bạn lớn của Dân tộc ta-Người từng nói: “ Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

Bây giờ xin trở lại chủ đề: Vì sao Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam lại kính yêu Lênin? Sự kính yêu này nói lên điều gì?

Thứ Nhất: Đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, nhân dân Việt Nam đã giành lại được độc lập Dân tộc…xây dựng chế độ xã hội mới.

Còn nhớ sau khi bôn ba qua nhiều quốc gia, làm nhiều công việc, Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã đến nước Pháp. Ở đây Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Cũng chính ở đây, Người được đọc “Sơ thảo lần thứ Nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin (Đăng trên báo Nhân đạo- của Đảng Xã hội Pháp (vào ngày 14-7-1920). Với Người Luận cương của Lênin đã trả lời đúng câu hỏi mà Nguyễn Ái Quốc mong mỏi. Đó là đi theo con đường cách mạng dựa trên Tư tưởng của Lê nin.

Thứ Hai- với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày nay-Chủ nghĩa Lê nin vẫn đang soi sáng con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tất nhiên- đó là sự vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Lê nin phù hợp với hoàn cảnh Dân tộc và thời đại. Chủ nghĩa Mác-Lê –nin cùng với Tư tưởng Hồ Chí Minh đang là một bộ phận quan trọng cấu thành nền tảng Tư tưởng của Đảng và xã hội ta.

Thứ Ba-Đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Việt Nam đã kế thừa những thành quả Tư tưởng- Chính trị-Kinh tế, Xã hội của nhân loại. Còn nhớ trong Tuyên ngôn độc lập, 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp. Người nói. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Dựa trên những tư tưởng chính trị đó, trong quan hệ đối ngoại ngày nay- Thay vì dựa trên ý thức hệ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Đảng và Nhà nước ta dựa trên lợi ích quốc gia dân tộc và bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (Trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX) đã xác định “Đối tác” và “Đối tượng” của cách mạng Việt Nam. Theo đó những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là Đối tác; bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là Đối tượng của Việt Nam.

Gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải “Kiên định Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Vận dụng sáng tạo và Phát triển (lý luận đó) phù hợp với thực tiễn Việt Nam;… Kiên định mục tiêu độc lập Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội”.

Với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta- Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ là sai lầm về Tư tưởng-Chính trị mà còn trái với đạo lý truyền thống: “ Ăn quả, nhớ kẻ/người trồng cây” của Dân tộc ta./.